Theo đó, trên đường bộ lực lượng CSGT đã khảo sát, phát hiện, kiến nghị nghành Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan có biện pháp khắc phục 5.787 điểm bất cập về tổ chức giao thông, điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, cụ thể như sau: Tình trạng mặt đường: 482 kiến nghị; Vạch kẻ đường: 845 kiến nghị; Biển báo: 2678 kiến nghị; Hộ lan: 86 kiến nghị; Gờ giảm tốc: 295 kiến nghị; Đèn tín hiệu: 191 kiến nghị; Dải phân cách: 142 kiến nghị; Đảo giao thông: 36 kiến nghị; Kiến nghị khác: 1032 kiến nghị (vỉa hè; hệ thống chiếu sáng; cây xanh; cống thoát nước;...). Số kiến nghị nghành Giao thông vận tải đã khắc phục là 1.308 chiếm 22,6%. Trong đó: Mặt đường: 185 kiến nghị, vạch sơn: 204 kiến nghị, biển báo: 496 kiến nghị, hộ lan: 26 kiến nghị, gờ giảm tốc: 109 kiến nghị, đèn tín hiệu: 29 kiến nghị, dải phân cách: 67 kiến nghị, đảo giao thông: 12 kiến nghị, kiến nghị khác: 180 kiến nghị. Số kiến nghị nghành Giao thông vận tải chưa khắc phục là 4.479 chiếm 77,4%. Trong đó: Mặt đường: 397 kiến nghị, vạch sơn: 641 kiến nghị, biển báo: 2182 kiến nghị, hộ lan: 60 kiến nghị, gờ giảm tốc: 186 kiến nghị, đèn tín hiệu: 162 kiến nghị, dải phân cách: 75 kiến nghị, đảo giao thông: 24 kiến nghị, kiến nghị khác: 752 kiến nghị.
Đoạn tuyến Mai Dịch - Nam Thăng Long, trên đường Phạm Văn Đồng cắm hệ thống biển cấm xe tải giờ cao điểm, nhưng tại các điểm xuống của đường Vành đai 3 trên cao không cắm biển cấm, dẫn đến không đồng bộ về tổ chức giao thông giữa 02 tuyến đường trên và dưới của Vành đai 3.
Cá biệt có 582 kiến nghị chưa được khắc phục là điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông; trong đó, có 201 kiến nghị là điểm đen, 561 kiến nghị là điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông. Số kiến nghị là điểm đen/điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông ở các địa phương cụ thể như sau: Bắc Giang 4/3, Bắc Kạn 2/39, Bến Tre 6/4, Bình Định 5/11, Bình Dương 4/11, Bình Phước 2/0, Bình Thuận 18/13, Cao Bằng 0/2, Đà Nẵng 0/49, Đắk Lắk 0/8, Đắk Nông 5/0, Điện Biên 3/0, Đồng Nai 5/0, Đồng Tháp 2/0, Gia Lai 7/8, Hà Giang 0/78, Hà Nam 0/3, Hà Nội 18/0, Hà Tĩnh 10/0, Hải Dương 1/32, Hải Phòng 1/0, Hòa Bình 5/15, Khánh Hòa 4/12, Kiên Giang 4/0, Kon Tum 0/21, Lào Cai 15/0, Nam Định 0/11, Nghệ An 21/99, Phú Yên 5/0, Quảng Bình 2/0, Quảng Nam 1/1, Quảng Trị 0/20, Sóc Trăng 1/0, Sơn La 8/61, Tây Ninh 1/0, Thái Bình 11/19,; Thừa Thiên Huế 5/4, Tiền Giang 9/8, TP. Hồ Chí Minh 7/0, Trà Vinh 0/10, Vĩnh Long 1/12.
Riêng trên 08 tuyến đường cao tốc lực lượng CSGT thuộc Cục thông qua công tác nghiệp vụ đã khảo sát, phát hiện, kiến nghị khắc phục 61 nội dung liên quan đến các bất cập về tổ chức giao thông trên 08 tuyến cao tốc, bao gồm: Tình trạng mặt đường: 12 kiến nghị, vạch kẻ đường: 03 kiến nghị, biển báo hiệu: 16 kiến nghị, hộ lan: 07 kiến nghị, gờ giảm tốc: 01 kiến nghị, đèn tín hiệu: 02 kiến nghị, dải phân cách: 01 kiến nghị, đảo giao thông: 04 kiến nghị, kiến nghị khác: 15 kiến nghị (về vỉa hè; hệ thống chiếu sáng; cây xanh; cống thoát nước;...). Các cơ quan quản lý, khai thác tuyến đường đang tiến hành khắc phục, sửa chữa các.
Trên đường sắt lực lượng CSGT thuộc Cục và Công an các địa phương đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khảo sát, phát hiện và kiến nghị khắc phục các bất cập về tổ chức giao thông như: Tiếp tục bố trí người cảnh giới tại 370 điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ cần bố trí người cảnh giới; Xây dựng 4.205m đường gom, hàng rào ngăn cách cắt giữa đường sắt với đường bộ; Xây dựng gờ, gồ giảm tốc tại 59 điểm giao cắt cắt giữa đường sắt với đường bộ; Lắp đặt bổ sung các biển báo hiệu tại các đường ngang qua đường sắt; Rào kín, xóa bỏ 190 lối đi tự mở qua đường sắt; Rào thu hẹp chiều rộng 02 lối đi tự mở qua đường sắt.
Các điểm đen, điểm ẩn về tai nạn giao thông còn tồn tại: 08 điểm đen TNGT đường sắt (đều trên tuyến đường sắt Thống Nhất), cụ thể: Km14+615 (Hà Nội); Km41-175, Km72+130 (Hà Nam); Km81+487, Km109+344 (Nam Định); Km267+500 (Nghệ An); Km901+580 (Quảng Ngãi); Km1328+680 (Khánh Hòa)/ 1282 điểm tiềm ẩn TNGT đường sắt, cụ thể: Hà Nội: 263, Quảng Ninh: 176, Phú Thọ: 80, Bắc Giang: 77, Đồng Nai: 71, Hải Dương: 69, Bình Định: 55, Yên Bái: 50, Lạng Sơn: 49, Bình Thuận: 48, Thái Nguyên: 39, Quảng Nam: 35, TP. Hồ Chí Minh: 27, Vĩnh Phúc: 24, Bắc Ninh: 19, Khánh Hòa: 19, Lào Cai: 18, Nam Định: 16, Quảng Trị: 15, Thừa Thiên Huế: 15, Quảng Ngãi: 15, Nghệ An: 14, Bình Dương: 13, Hà Nam: 12, Ninh Bình: 09, QUảng Bình: 09, Đà Nẵng: 08, Hà Tĩnh: 07, Ninh Thuận: 07, Phú Yên: 06, Bình Thuận: 06, Thanh Hóa: 05, Hưng Yên: 05, Hải Phòng: 01.
Trên đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện khảo sát; đối chiếu với quy định tại Thông tư về xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa, đến nay trên các tuyến đường thủy nội địa hiện có: 53 điểm đen tai nạn giao thông: Miền Bắc 25 điểm; Miền Trung 12 điểm; Miền Nam 16 điểm. 340 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông: Miền Bắc 50 điểm (sông Lô: 09, sông Hồng: 24, sông Luộc: 05, sông Trà Lý: 05, sông Hóa: 02, sông Chanh 01, vịnh Hạ Long: 01, Ba Mom: 01, Lạch Sâu: 02, Lạch Ngăn: 01, sông Đuống: 01, sông Thái Bình: 03, sông Cầu: 10, sông Công: 02, Tài Xá - Mũi Chùa: 02, Vân Đồn - Cô Tô: 02, sông Móng Cái: 01, sông Thái Bình 3, Kênh Quần Liêu: 03, sông Đào: 02, sông Đáy: 06, sông Ninh Cơ: 01, sông Vạc: 01, sông Yên Mô: 01, sông Kinh Thầy: 04, sông Lai Vu: 04, sông Mạo Khê: 02, sông Đào Hạ Lý: 04, sông Lạch Tray: 02, sông Văn Úc: 02, sông Kênh Khe: 01, sông Đà: 02, hồ Hòa Bình: 01, hồ Lai Châu: 01, hồ Sơn La: 01); Miền Trung 139 điểm (Thanh Hóa: 18, Nghệ An: 32, Hà Tĩnh: 28, Quảng Bình: 03, Quảng Trị: 22, TT Huế: 08, Quảng Nam: 27, Đà Nẵng: 01); Miền Nam 152 điểm.
Qua công tác theo dõi, kiến nghị các bất cập về tổ chức giao thông của lực lượng CSGT trong thời gian qua còn gặp những khó khăn như một số địa phương chưa quan tâm sát sao, nhất là những bất cập đã kiến nghị nhưng chưa được khắc phục là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết các bất cập về tổ chức giao thông còn rời rạc, thiếu thống nhất nên tiến độ giải quyết khắc phục bất cập về tổ chức giao thông còn chậm, chưa đạt hiệu quả. Công an các đơn vị, địa phương thiếu cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tổ chức giao thông; việc khảo sát, phát hiện các bất cập về tổ chức giao thông chủ yếu thông qua công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến địa bàn.
Việc sửa chữa, khắc phục các bất cập về tổ chức giao thông được kiến nghị, nhất là nơi cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp, hư hỏng trên các tuyến đường còn rất chậm, một số điểm khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng kiến nghị nhiều lần mới được sửa chữa. Nguyên nhân việc chậm khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông của ngành Giao thông vận tải và các đơn vị, cơ quan liên quan do nguồn kinh phí để thực hiện việc khắc phục các bất cập về tổ chức giao thông thường tương đối lớn, trải qua nhiều thủ tục xét duyệt nên còn chậm trễ, chưa được quan tâm đúng mức. Đối với các tuyến đường bộ, cao tốc xây dựng theo hình thức BOT, Bộ Giao thông vận tải chưa có cơ chế hợp lý để các đơn vị của BOT chịu trách nhiệm tiến hành khắc phục, sửa chữa các bất cập về tổ chức giao thông. Chưa xử lý được các trường hợp tập thể, cá nhân vi phạm không khắc phục kịp thời các bất cập về tổ chức giao thông để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; chưa có quy định, chế tài bắt buộc thực hiện việc khắc phục bất cập về tổ chức giao thông khi được kiến nghị.
Thời gian tới Cục CSGT tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc CSGT Công an các đơn vị, địa phương rà soát lại kỹ các kiến nghị bất cập về tổ chức giao thông trên đường bộ, có kế hoạch cử các tổ công tác trực tiếp phối hợp khảo sát các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông để kiến nghị cấp cao hơn của ngành giao thông vận tải để giải quyết hiệu quả các bất hợp lý, nhằm hạn chế tối đa nguyên nhân các vụ tai nạn do hạ tầng giao thông không an toàn gây ra. Đánh giá và phân tích kỹ đối với điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông; tiếp tục rà soát, báo cáo có cấp thẩm quyền kiến nghị khắc phục tiếp hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm hình sự nếu tiếp tục xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Tiếp tục rà soát hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo việc rằng buộc trách nhiệm việc cơ quan quản lý, vận hành và khai thác đường bộ phải có trách nhiệm với các phát hiện, kiến nghị về bất cập trong công tác tổ chức giao thông đường bộ…
Thế Phong sưu tầm (Tác giả: Lệ Quyên, nguồn: Cổng TTĐT Cục Cảnh sát giao thông)