Báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, ông Uông Việt Dũng, Chánh Văn phòng Bộ GTVT cho biết bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy lưu thông hàng hóa đáp ứng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
6 tháng đầu năm 2023, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ, sản lượng vận tải các lĩnh vực đều tăng cao so với cùng kỳ và cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, nhất là các dịp cao điểm.
Cụ thể, vận tải hàng hóa tháng 6 ước đạt hơn 186 triệu tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022, lũy kế 6 tháng ước đạt gần 1.109 triệu tấn, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Vận chuyển hành khách tháng 6 ước đạt 355,5 triệu lượt khách, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2022, lũy kế 6 tháng ước đạt 2.178 triệu lượt khách, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể ở lĩnh vực đường bộ, 6 tháng đầu năm, Bộ GTVT tiếp tục điều chỉnh, bổ sung danh mục chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc định hướng đến năm 2030. Tích cực thúc đẩy đàm phán song phương, đa phương về hoạt động vận tải đường bộ quốc tế thường niên giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế.
Chỉ đạo các cơ quan tập trung xây dựng Đề án áp dụng chuyển đổi số vào tổ chức hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô; tiếp tục nghiên cứu nâng cấp hệ thống thiết bị giám sát hành trình để tăng cường phục vụ cho công tác quản lý và xử lý phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô.
Trong lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ GTVT tập trung chỉ đạo hoàn thiện đề án “Nâng cao năng lực vận tải container trên tuyến đường thuỷ nội địa Bắc Ninh- Hải Phòng” với mục tiêu phát triển vận tải container bằng đường thuỷ nội địa theo hướng tăng thị phần vận tải thuỷ nội địa; xây dựng phương án tuyến vận tải container từ cảng biển khu vực Hải Phòng - Hà Nội, Lạch Huyện - Hà Nam, Hưng Yên.
Trong khi đó, vận tải đường sắt đã phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân cũng như vận chuyển hàng hóa của nền kinh tế, sản lượng hành khách tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu vận tải tăng 138,92% so cùng kỳ 2022.
Ngoài ra, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục duy trì chạy tàu an sinh xã hội trên 2 tuyến: Hà Nội - Đồng Đăng và Gia Lâm - Quán Triều; thiết lập 1 ga liên vận quốc tế tại ga Kép tỉnh Bắc Giang, mở ra cửa khẩu quốc tế trong nội địa.
Hoạt động vận tải hàng không cơ bản đáp ứng nhu cầu của hành khách. Một số đường bay kết nối Việt Nam với quốc tế dần hồi phục như năm 2019 (năm trước đại dịch COVID-19).
Bộ GTVT cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm, huỷ chuyến, tăng cường chất lượng dịch vụ hàng không.
Trong lĩnh vực hàng hải, Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo triển khai Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam; quyết liệt thực hiện việc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đối với 11 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng hải tại 22 cảng vụ hàng hải,…
Về phát triển logistics kết nối các loại hình vận tải, hạ tầng dịch vụ hàng hải và logistics của Việt Nam có 8 trung tâm logistics, 11 cảng cạn và 16 điểm thông quan hàng hóa (ICD). Phần lớn các trung tâm đều ở vị trí thuận lợi nên đã hỗ trợ khá hiệu quả cho hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cảng biển.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Khu Quản lý đường bộ I và các sở GTVT Lào Cai, Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Bình đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các công trình xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT) cho phép đầu tư năm 2021, 2022.
Theo Cục Đường bộ, có 33 công trình xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT chậm tiến độ do vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong đó có 19 công trình phải hoàn thành trước 30/6/2023; 14 công trình chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ giải ngân, không đáp ứng tính chất xử lý ngay của điểm đen.
Để đảm bảo ATGT và tiến độ giải ngân năm 2023, Cục Đường bộ yêu cầu các đơn vị nêu trên nghiêm túc thực hiện hoàn thành theo kế hoạch các công trình đã thực hiện điều chỉnh phải pháp thiết kế, gia hạn tiến độ. Nếu công trình tiếp tục chậm hoàn thành, yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan, xem xét hình thức xử lý kỷ luật trước khi triển khai các thủ tục điều chỉnh tiến độ dự án.
Đối với các công trình đang điều chỉnh thiết kế để phù hợp với điều kiện thực tế, Cục Đường bộ yêu cầu phải xây dựng và phê duyệt duyệt tiến độ hoàn thành cụ thể, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giải ngân.
Liên quan đến các công trình chưa triển khai do vướng mắc về GPMB, Cục Đường bộ yêu cầu các chủ đầu tư phải hoàn thành xong GPMB mới triển khai đấu thầu, tránh phải điều chỉnh thiết kế hoặc thi công dở dang, tiềm ẩn gây mất ATGT và không phát huy hiệu quả nguồn vốn.
Hiện, Sở GTVT Lào Cai có 3 công trình xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên QL4D đang bị chậm tiến độ. Tổng mức đầu tư của 3 điểm này hơn 31 tỷ đồng, đến nay mới giải ngân được gần 12 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch.
Sở GTVT Lạng Sơn có 2 công trình chậm tiến độ, đến nay mới giải ngân được gần 130 triệu đồng, đạt 0,5% kế hoạch.
Cá biệt, Sở GTVT tỉnh Hòa Bình có công trình xử lý nguy cơ mất ATGT đoạn Dốc Cun trên QL6 với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng. Đến nay công trình này chưa giải ngân được đồng vốn nào.
Từ đầu năm đến nay, Cục Đường bộ đã cho phép đầu tư cải tạo 16 điểm đen TNGT với tổng kinh phí gần 93 tỷ đồng; 22 điểm tiềm ẩn ATGT và 21 điểm mất ATGT khác với tổng kinh phí hơn 400 tỷ đồng.
Cục Đường bộ Việt Nam sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm các đơn vị đã được kiến nghị nhiều lần nhưng chậm khắc phục các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT để xảy ra ùn tắc giao thông và TNGT nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn